Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Website hữu ích khi sống và làm việc ở Nhật Bản

Các bạn du học sinh/thực tập sinh luôn mong muốn bản thân mình chuẩn bị một cách tốt nhất những hành trang, thông tin về đất nước – con người Nhật Bản. Ngoài hành trang như vali, tư trang cá nhân, kiến thức về Nhật Bản Samurai.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn hệ thống các website uy tín hữu ich cho cuộc sống tại Nhật Bản – hành trang điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.



1. Diễn đàn tìm hiểu về cuộc sống ở Nhật:
  • http://www.vysajp.org/news/chuc-nang/forum/ : diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Nhật
  • http://forum.gaijinpot.com/ : diễn đàn của người nước ngoài tại Nhật
2. Trang web tra giá rẻ nhất, rao vặt  về  các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Bí quyết săn học bổng du học Nhật Bản thành công

Du du học Nhật bản là mơ ước của rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng có thể đạt được ước mở, bởi chi phí cho một du học sinh là vô cùng tốn kém nếu gia đình bạn không có điều kiện kinh tế. Tư vấn du học Nhật Bản samurai sẽ hướng các bạn hoàn thành giấc mơ du học bằng cách săn học bổng tại Nhật

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác khi bạn biết được thông tin học bổng từ một trường nào đó, nên liên lạc trực tiếp với những giáo sư, những người sẽ cho bạn những thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất về học bổng đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn, chính xác hơn những gì mà bạn cần. Nếu bạn có một số thành tựu trong nghiên cứu khoa học, điều này là một thuật lợi rất nhiều cho bạn.

Bạn yêu thích tiếng Nhật và văn hóa của người Nhật qua những bộ truyện tranh Manga hoặc những bộ phim hoạt hình Anime... Bạn đang có dự định xin học bổng để đi du học Nhật Bản, nhưng rất băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu.
 Ở thời đại truyền thông phổ biến toàn cầu như hiện nay cứ mỗi từ khóa về “du học Nhật Bản” và “Học bổng du học Nhật Bản” được đánh vào thanh công cụ tìm kiếm google thì có đến hàng triệu kết quả hiện ra. Và nhiệm vụ của các bạn là phải tự mình tìm ra những nguồn thông tin chính xác nhất và cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để nhanh tay nhận ngay học bổng.


Học bổng du học Nhật Bản được chia làm 2 loại là học bổng trước khi qua Nhật và học bổng sau khi đến Nhật. Thông tin về các loại học bổng ngày càng công khai, nhưng không phải lúc nào cũng theo những kênh mà bạn có thể chủ động nắm bắt được. Bạn nên cố gắng tự xây dựng cho mình những cách tiếp cận chủ động bằng những cách: thu thập đầy đủ tư liệu và thông tin hướng dẫn cho sinh viên, nghiên cứu sinh của trường; về cách thức xin học bổng của các tổ chức và tận dụng mọi cơ hội để liên lạc với những trường, những giáo sư mà bạn biết thông qua các tạp chí khoa học, các bài báo khoa học mà bạn có được. Trường hợp không tìm được một học bổng nào trước khi du học, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội nhận học bổng sau khi tới Nhật.
1. Học bổng trước khi qua Nhật bao gồm:
- Học bổng của chính phủ Nhật (Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho -MEXT Scholarship) được lập ra và cung cấp cho sinh viên nước ngoài từ năm 1954. Đây là loại học bổng toàn phần phổ biến nhất mà sinh viên có thể xin được. Sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng MEXT qua Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Nhật tại Việt Nam, hoặc cũng có thể nộp đơn xin trực tiếp qua trường dự định theo học.
- Học bổng của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp: hiện nay có 11 đoàn thể tự trị địa phương cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Trị giá học bổng bình quân khoảng 149.000 yên.
- Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng là sinh viên đã tham dự kỳ thi du học Nhật Bản EJU, muốn học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp (khóa nghiệp vụ). Hàng tháng, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng trị giá 50.000 yên.
- Ngoài ra, bạn có thể qua Nhật du học dưới hình thức trao đổi sinh viên giữa trường bạn đang học với một trường đại học khác tại Nhật. Mức học bổng cho một tháng trị giá 80.000 yên. Thông tin về việc trao đổi sinh viên, bạn có thể tìm hiểu ngay tại trường đang theo học.

2. Học bổng sau khi qua Nhật:
- Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học) xét tuyển tại Nhật: đối tượng được cấp học bổng là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên đại học. Học bổng từ 134.000 yên - 172.000 yên/tháng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học tại Nhật.
- Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng mở rộng hơn so với các học bổng khác, từ sinh viên đại học, cao đẳng cho tới thạc sĩ, tiến sĩ. Học bổng trị giá 50.000 yên/tháng cho hệ đại học và 70.000 yên /tháng cho khóa sau đại học. Bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đang học để biết thêm thông tin.
- Học bổng của các đoàn thể tự trị địa phương hoặc đoàn thể tư nhân: hiện nay tại Nhật có 63 đoàn thể tự trị địa phương và 156 tổ chức cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng trị giá khoảng 27.222 yên - 72.322 yên/tháng.
- Bên cạnh đó, với bảng thành tích học tập xuất sắc và chuyên cần đạt 100% thì bạn cũng có thể xin được học bổng hoặc chế độ giảm học phí của chính trường mình đang học.
Vũ Thị Hảo nhận được học bổng toàn phần MEXT năm 2012

Một số kinh nghiệm và kỹ năng để xin học bổng:
- Trong quá trình tìm hiểu các thông tin về học bổng du học Nhật Bản, các bạn cũng nên trang bị cho mình một phao cứu sinh đó chính là bảng thành tích học tập thật tốt, nên học đều các môn và hãy làm nổi bật điểm mạnh của chính mình.
- Ngoại ngữ cũng chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn dễ dàng “rinh học bổng về nhà”. Nếu bạn thông thạo cả bốn kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết thì điều này rất có lợi cho bạn trong quá trình phỏng vấn, viết bài luận. Năng lực về ngoại ngữ của bạn có thật sự tốt hay không, không chỉ dựa vào 4 kỹ năng là đủ, mà các bạn còn nên trang bị và tích lũy thêm cho mình những bằng cấp chứng quốc tế chứng minh được năng lực của bạn như bằng năng lực Nhật ngữ, bằng TOEIC, bằng TOEFL, IELTS…
- Có rất nhiều loại học bổng du học Nhật Bản: học bổng toàn phần, học bổng bán phần, hay học bổng toàn phần nhưng phải hoàn trả 20% đến 30% mà các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ để xem mình có cần chuẩn bị thêm gì về tài chính hay không.
- Để nhận được học bổng, ngoài thành tích học tập tốt, người nộp đơn còn phải biết chọn cho mình trường học đúng nguyện vọng, khả năng, và đặc biệt quan trọng là nghệ thuật phỏng vấn và thi tuyển học bổng. Riêng đối với bài luận, bạn nên có một chủ đề riêng, mang được dấu ấn cá nhân, câu văn ngắn gọn và xúc tích mang tính thuyết phục cao.
Điều thu hút bất kì học sinh nào tới du học Nhật Bản chính là môi trường học tập tuyệt vời ở đây. Mỗi du học sinh đều có cơ hội học tập những tinh hoa của công nghệ và thu thập kiến thức riêng cho mình. Trung bình, có hơn 100000 học viên Quốc tê nộp hồ sơ vào những chương trình khác nhau ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Nhật Bản hằng năm. 

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Điều kiện để được xuất khẩu lao động sang Nhật

Đội ngũ tư vấn xuất khẩu lao động Samurai đã nhận được rất nhiều các câu hỏi của nhiều khác hàng khi đến với chúng tôi hỏi về các vấn đề liên quan đến các điều kiện được sang Nhật lao đông. Qua nhiều năm tư vấn chúng tôi đã tập hợp được một số lượng câu hỏi thường gặp. Hi vọng đây sẽ là các điều mà nhiều bạn cũng đang cầm tìm hiểu.

Nhờ chương trình tư vấn giúp tôi thông tin về XKLĐ sang Nhật Bản, bao gồm: đối tượng, độ tuổi, chính sách của chương trình; trình độ học vấn, các yêu cầu để được tuyển chọn; ngành nghề và số lượng tuyển; chi phí, thủ tục và các thông tin liên quan.

Tư vấn xuất khẩu lao động Samurai: Chào bạn. Điều kiện tuyển dụng của chương trình đưa lao động đi Nhật Bản gồm:
+ Giới tính: nam, nữ tuổi từ 19-30 (nữ chưa chồng, chưa con).
+ Trình độ: tốt nghiệp cấp III; trung cấp; CĐ; ĐH.
+ Nam cao 1,58m trở lên, nặng 50kg trở lên.
+ Nữ cao 1,53m trở lên, nặng 45kg trở lên.
+ Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà Chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh (viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu...)
Mức lương căn bản khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Ngành nghề tuyển dụng:
+ Cơ khí (hàn, tiện, phay, dập, sơn, đúc, khuôn mẫu…)
+ May, nông nghiệp (trồng nấm, trồng rau sạch…)
+ Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm (sản phẩm cơ khí, ép nhựa, thực phẩm), chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm.
+ Trang trí nội thất, xây dựng (giàn giáo, côppha)…
Về chi phí và thủ tục: tùy thuộc chương trình bạn chọn, vào thời điểm đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng như tùy vào trình độ chuyên môn của bạn mà mức phí khác nhau. Do đó bạn nên đến trực tiếp văn phòng công ty chúng tôi tại 48 - 49 Lô 6, Đền Lừ II, P. Hoàng Văn Thụ - Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội để được tư vấn chi tiết.
* Em tốt nghiệp cao đẳng CNTT ngành IT, cho em hỏi chương trình đi Nhật: hồ sơ, thời gian, kinh phí như thế nào?
Tư vấn xuất khẩu lao động Samurai: Hiện tại, đối với ngành IT Tư vấn xuất khẩu lao động Samurai chỉ tuyển hệ kỹ sư. Với trình độ cao đẳng, bạn có thể tham gia chương trình hệ thực tập sinh 3 năm.
Do bạn không cung cấp thông tin về giới tính, độ tuổi, hộ khẩu… nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn được. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ nêu trên để được tư vấn chi tiết.
* Em trai tôi học xong lớp 12, có cơ hội đi xuất khẩu lao động tại Nhật không? Thủ tục như thế nào, liên hệ ở đâu?
Tư vấn xuất khẩu lao động Samurai: Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi tư vấn cụ thể về trường hợp của em trai bạn, như em bạn đã học xong lớp 12 hay đã đã tốt nghiệp cấp III? Hộ khẩu của em bạn?...
Bạn có thể tham khảo điều kiện tuyển dụng của chương trình đưa lao động đi Nhật Bản:
+ Giới tính: nam, nữ tuổi từ 19-30 (nữ chưa chồng, chưa con).
+ Trình độ: tốt nghiệp cấp III; trung cấp; CĐ; ĐH.
+ Nam cao 1,58m trở lên, nặng 50kg trở lên.
+ Nữ cao 1,53m trở lên, nặng 45kg trở lên.
+ Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà Chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh (viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu...)

Một số cách chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam và ngược lại

TƯ VẤN DU HỌC NHẬT BẢM SAMURAI sẽ hướng dẫn các bạn một số các cách chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam như bên dưới. Ngoài ra, tôi cũng sẽ nói về cách chuyển tiền từ Việt Nam sang Nhật ở phần cuối bài.
Bạn đi du học hay đi làm bên Nhật và muốn gửi tiền về Việt Nam? Cách tốt nhất là chính bạn cầm về. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bạn bè cầm về (tất nhiên phải nhờ người tin tưởng được, vì có nhiều bạn xấu cầm về rồi xài hết luôn có khi 5 - 10 năm sau bạn mới đòi lại được gốc). Một cách khác có nhiều rủi ro là dùng "tay ba" (bạn trao tiền tại Nhật và người thân của bạn nhận tại Việt Nam), tuy nhiên cách này tôi không khuyến khích lắm vì độ rủi ro mất tiền và rủi ro về pháp luật cao.
Tôi xin nói về các cách chính thống gửi tiền về Việt Nam cùng các chi phí liên quan.
Từ khóa: 海外送金 海外送金手数料
 thẻ atm của Nhật bản
Các chi phí khi gửi tiền từ Nhật về Việt Nam
  • Lệ phí chuyển tiền tại Nhật
  • Phí đổi ngoại tệ (Yên => USD)
  • Lệ phí nhận tiền tại Việt Nam (của ngân hàng Việt Nam, v.v...)
Như vậy bạn không thể chỉ nhìn vào lệ phí chuyển tiền mà đánh giá chung về giá thành chuyển tiền về Việt Nam. Bạn còn phải xem phí đổi ngoại tệ (chênh lệch giá mua và giá bán) tại nơi mà bạn đổi nữa. Cách gửi thông dụng nhất là dùng ngân hàng Bưu điện Nhật hay bưu điện Nhật.
Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản ゆうちょ銀行 / Bưu điện Nhật Bản
Bạn phải chuyển tiền Yên ra USD và có 2 cách chuyển: (1) Chuyển về địa chỉ người nhận (ra bưu điện gần nhất nhận), (2) Chuyển về tài khoản ngân hàng.
Chi phí: 2500 Yên / một lần chuyển + 10 USD phí môi giới (nếu số tiền trên 100 USD).
Trước đây, khi Takahashi ở bên Nhật vẫn thấy bạn bè chuyển tiền về Việt Nam qua bưu điện và chuyển tiền USD nhưng khi về bưu điện Việt Nam thì bưu điện Việt Nam tự chuyển ra VND. (Như vậy bạn mất phí chuyển cho bưu điện Việt Nam.) Nếu bạn chuyển về địa chỉ người nhận thì bạn phải xác nhận lại với bưu điện Việt Nam việc nhận tiền gì và các chi phí nận tiền.
Còn nếu bạn chuyển về tài khoản ngân hàng thì sẽ vẫn là tiền USD (tất nhiên là bạn phải xác nhận lại với ngân hàng của bạn.) Phí nhận tiền là 0.2% số tiền, ngoài ra bạn còn mất phí báo có của ngân hàng Việt Nam.
Nhìn chung thì lệ phí chuyển tiền của bưu điện Nhật (JAPAN POST) thuộc loại rẻ. Các bạn cần chú ý là có một số bưu điện nhỏ sẽ không nhận chuyển tiền ra nước ngoài. Các bạn có thể tìm bưu điện có chuyển tiền ở  trang web cuối bài.
Ưu điểm: Dễ dàng.
Nhược điểm: Tỷ lệ đổi ngoại tệ thường thấp hơn so với ngân hàng.
Lời khuyên của Takahashi: Bạn nên gửi tiền bằng bưu điện Nhật / ngân hàng Bưu điện.
So sánh lệ phí chuyển tiền
Dưới đây là điều tra của trang studyincanada.ciao.jp vào tháng 2 năm 2012:
  • Ngân hàng Golloyds: 2000 yên
  • Citibank: 2000 yên (có điều kiện)
  • Bưu điện Nhật: 2500 yên
  • Mitsubishi Tokyo UFJ: 3500 yên (gửi online)
  • Shinsei Bank: 4000 yên
  • Misui Sumitomo: 4000 yên
  • Mizuho: 5500 yên
  • Resona: 6000 yên
  • Western Union: Tùy số tiền (~100,000 yên: 3000 yên, ~ 250,000 yên: 5000 yên)
Gửi tiền về Việt Nam qua các ngân hàng Nhật Bản
Các bạn có thể chuyển tiền qua các ngân hàng Nhật Bản như liệt kê ở trên. Các ngân hàng Golloyds, Citibank là các ngân hàng châu Âu, tuy giá rẻ nhưng thủ tục mất thời gian. Ngoài ra, đây là ngân hàng cho người giàu nên các bạn phải tuân thủ khá nhiều điều kiện (sẽ đề cập bên dưới). Chỉ nên dùng nếu bạn có nhiều tiền mặt mà thôi. Nếu bạn muốn chuyển nhanh thì nên dùng ngân hàng Mitsubishi UFJ Tokyo.
Gửi bằng ngân hàng thì người nhận bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng Việt Nam.
Tiết kiệm chi phí bằng gửi tiền online
Hay còn gọi là internet banking. Hiện nay các ngân hàng đều cho bạn đăng ký (miễn phí) internet banking để bạn có thể tự giao dịch mà không phải đến quầy. Lệ phí internet banking thường rẻ vì toàn bộ giao dịch do bạn tự làm. Với các ngân hàng cho gửi tiền ra nước ngoài trực tuyến thì bạn nên dùng dịch vụ này vì sẽ tiết kiệm được khoảng 500 yên. Ví dụ ngân hàng Mitsubishi UFJ Tokyo nếu gửi online thì lệ phí là 3500 yên còn gửi tại quầy là 4000 yên.
Các ngân hàng cho gửi tiền ra nước ngoài online: Citibank, Mitsui Sumitomo, Mitsubishi Tokyo UFJ.
Lời khuyên của Takahashi: Bạn nên xài internet banking dù có gửi tiền về Việt Nam hay không. Bạn có thể kiểm tra tài khoản online, gửi tiền trong Nhật Bản trực tuyến.
Gửi tiền qua WESTERN UNION
Lợi ích: Nhanh gọn, người nhận không cần tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, giá không rẻ nếu bạn gửi số tiền lớn.
Bạn có thể tham khảo bảng giá của Western Union:
他の国への送金
送金金額(円)手数料(円)
1 - 10,000990
10,001 -50,0001,500
50,001 - 100,0003,000
100,001 - 250,0005,000
250,001 - 500,0008,500
500,001 - 700,00012,000
Lời khuyên của Takahashi: Nếu bạn gửi số tiền dưới 100,000 yên (10 man) thì bạn nên dùng Western Union.
Citibank - Ngân hàng của người giàu
Citibank sẽ đưa ra các ưu đãi với bạn tùy theo số tiền bạn có. Nếu bạn không có nhiều tiền mặt trong tài khoản, thì đừng nên bước vào ngân hàng này bởi vì một chân lý giản dị: "Tiền nói, và chúng tôi phục vụ".
Mức phí của Citibank là như sau:
  • Chuyển tại quầy của Citibank: 4000 yên / lần
  • Chuyển online: 3500 yên / lần
  • Nếu tài khoản trong tháng của bạn có số dư trung bình hơn 1 triệu yên (100 man): 2000 yên / lần chuyển online
Các bạn cần phải chú ý thêm là, nếu số dư trung bình của bạn mà không lớn hơn 500,000 yên (50 man) thì bạn sẽ mất lệ phí tài khoản 2100 yên/năm.
Nếu số dư trung bình của bạn trên 10 triệu yên (1000 man), bạn có thể gửi tiền ra nước ngoài MIỄN PHÍ!
So sánh với ngân hàng Bưu điện:
Tỷ lệ đổi tiền của Citibank thường tốt hơn (2 yên / 1 đô la so với 4 yên / 1 đô la).
Lời khuyên của Takahashi: Nếu có nhiều tiền bạn rất nên xài ngân hàng này.
Chuyển tiền bằng PayPal
Giống như mua hàng online, người chuyển và người nhận phải có tài khoản PayPal (đăng ký free). Phí chuyển là 2.5% số tiền chuyển (giống mua hàng online).
Lời khuyên: Quá mắc, KHÔNG NÊN XÀI trừ khi bạn đã hết cách.
Chuyển tiền qua cửa hàng tiện lợi
Để chuyển tiền bằng kombini, bạn phải có tài khoản của ngân hàng セブン銀行 (Sebun Ginkoh = Ngân hàng 7) và bạn chỉ cần tới kombini của Seven Eleven.
Phí chuyển: Giống Western Union ở trên. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển qua Hàn Quốc, Trung Quốc, Philipin thì giá sẽ rẻ hơn.
Lời khuyên của Takahashi: Nếu bạn chuyển số tiền dưới 10 vạn (10 man) thì nên xài.
Để tham khảo chi phí và các đường link hữu ích, các bạn hãy tham khảo trang sau (chữ vàng):
 CHUYỂN TIỀN TỪ VIỆT NAM QUA NHẬT 
Hiện tại, việc chuyển tiền từ Việt Nam đi được giám sát rất chặt chẽ và phải tuân thủ đúng quy định.
Quy định của Ngân hàng Nhà nước:
1. Đối với công dân Việt Nam:
Ngoại tệ có thể được gửi /chuyển ra nước ngoài cho những mục đích sau cần có các chứng từ chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp:
a.  Thanh toán chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân và cho người thân;
b.  Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c.  Thanh toán các chi phí cho nước ngoài;
d.  Trợ cấp thân nhân ở nước ngoài;
e.  Chuyển tiền thừa kế cho người thừa hưởng ở nước ngoài;
f.  Định cư ở nước ngoài.
2. Đối với công dân nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam:
Cần chứng minh nguồn gốc số tiền gửi là hợp pháp bằng tờ khai hải quan khi nhập cảnh hoặc hợp đồng lao động và những giấy tờ cần thiết khác.
Các cách gửi tiền từ Việt Nam sang Nhật: (1) Gửi qua ngân hàng, (2) Western Union, (3) Tự mình mang đi.
Bạn phải có giấy báo học phí và sinh hoạt phí của trường (tóm lại là các chi phí có giấy tờ) để được chuyển đi số tiền đó và thêm vào 5000 USD cho mỗi năm học. Nếu người thân của bạn gửi cho bạn qua ngân hàng Việt Nam hay Western Union thì người thân bạn cần có các giấy tờ trên khi giao dịch. Nếu bạn tự mình đi thì bạn phải đến ngân hàng xin giấy phép chuyển ngoại tệ. Bạn nên đến ngân hàng hay dịch vụ Western Union để được tư vấn.
Hi vong trong phạm vi bài viết này tư vấn du học Nhật Bản Samurai có thể mang đến cho các bạn những kinh nghiệm quí trước khi bạn muốn chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam và điều người lại

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Không hề đơn giản khi làm thêm tại Nhật Bản

Ngày nay việc đi du học hay ở đây là du học Nhật bản đã ngày càng đơn giản hơn trước và đã có rất nhiều các bạn học sinh sinh viên Việt Nam đi du học Nhật. Cũng vì thế mà nhiều bạn đến trung tâm tư vấn du học Nhật Bản vẫn đặt ra những câu hỏi như : Khi sang bên đó thì có kiếm ngay được việc làm thêm không ?. Điều này không hề đơn giản chút nào khi trả lời các bạn về vấn đề việc làm khi đi du học, sau đây là những lời giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Đầu tiên, việc làm không thiếu nhưng….
Với nhiều lý do để các bạn du học sinh muốn đi làm thêm ngay khi mới bước chân sang một đất nước lạ hoắc như để kiếm thêm thu nhập, chi phí sinh hoạt hoặc nhiều bạn ham học hơn thì muốn nâng cao kỹ năng ngoại ngữ. Nhưng đó là đối với các bạn du học sinh đang du học theo diện du học Nhật bản tự túc còn đối với các bạn du học sinh còn lại thì việc đó không quan trọng bằng việc bạn phải học tiếng cho thật tốt.


Đa phần các bạn du học sinh làm thêm ở các quán ăn, nhà hàng…Vì những nơi này các bạn có thể dễ dàng xin được việc, thời gian làm thêm cũng không trùng với giờ lên lớp nhưng để xin được vào những nơi thế này trình độ tiếng Nhật của các bạn phải khá một chút.
Ảnh hưởng đến việc học trên lớp
Khi du học sinh làm thêm những công việc như bồi bàn, phụ quán ăn thì ít nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đến việc học. Làm việc mệt mỏi, thời tiết thất thường, sinh hoạt không điều độ đã làm cho nhiều du học sinh kiệt sức chỉ có thể “nằm dài” sau mỗi buổi làm về mà quên hết bài vở dù đã có những quyết tâm rất cao khi mới đặt chân đến Nhật Bản.
Vì tư tưởng kiếm tiền nên đôi khi nhiều bạn chấp nhận “hy sinh” vài buổi học để đi làm. Dần dần, nó thành thói quen và muốn đi làm nhiều hơn đi học, bài vở không theo kịp, trốn tiết bỏ giờ đã làm cho nhiều du học sinh Nhật Bản ngày một rời xa giảng đường. Ảnh hưởng ấy là những môn phải thi lại, học lại.  Hơn thế nữa Nhật Bản rất nghiêm khắc việc học hành của các bạn du học sinh. Nếu quá giờ lên lớp các bạn có thể bị liệt vào danh sách đen. Nếu việc đó diễn ra thường xuyên, chắc chắn các bạn sẽ bị trục xuất.


Các bạn đi du học Nhật Bản cần xác định việc học phải là quan trọng nhất. Việc làm thêm hoàn toàn không đơn giản như nhiều bạn nghĩ và cũng hoàn toàn không thể làm ngay khi mới “chân ướt, chân ráo” đến Nhật Bản. Hãy học tiếng thật tốt khoảng 6 tháng và bố trí thời gian biểu một cách hợp lý sau đó các bạn hãy tìm việc làm thêm cho mình nhé.
Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ với Samurai về bất cứ thắc mắc nào về du học nhật bản Samurai luôn lắng nghe những thắc mắc từ bạn !

Du học Nhật Bản - Những kinh nghiệm khi xin việc làm tại Nhật

Tư vấn du học Samurai xin giới thiệu đến các bạn những kinh nghiệm khi làm việc tại công ty Nhật. Mong rằng điều này sẽ giúp ích cho các bạn trước khi tìm một công việc phù hợp

Chắc hẳn các bạn đi du học Nhật Bản cũng đã tìm cho mình một công việc làm thêm.Hoa Anh Đào xin giới thiệu đến các bạn những kinh nghiệm khi làm việc tại công ty Nhật. Mong rằng điều này sẽ giúp ích cho các bạn trước khi tìm một công việc phù hợp.


Người Nhật có những tính cách đặc trưng sau:
- Tính cách khá giống nhau, đặc biệt là ở Tokyo gặp. Việc này được giải thích bởi họ được giáo dục một cách bài bản, dân tộc của họ là dân tộc thuần chủng .
- Làm việc phải có lịch trình và kế hoạch cụ thể. Lịch trình này được ghi vào một quyển sổ để nhắc nhở công việc phải làm.
- Rất sòng phẳng, không muốn nợ nần ai. Vậy nên dù đồng nghiệp đi ăn với nhau, thì ai trả tiền người nấy.
- Rất tinh ý trong đánh giá và nhận xét . Người Nhật là bậc thầy trong việc chọn và đánh giá đối tác. Một khi đã làm việc với người Nhật thì họ sẽ đánh giá chính xác đặc điểm của mình.
- Luôn tuân theo quy tắc tại nơi họ làm việc.
- Luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của đối tác hay nhân viên. Có thể xuất phát điểm của bạn thấp nhưng tiến bộ nhanh và do người Nhật hướng dẫn thì họ rất hài lòng.
-  Ý thức rõ trách nhiệm và phạm vi công việc họ phải làm.
Ví dụ trong 1 dự án, họ sẽ hết lòng giúp đỡ người của công ty đối tác sang công tác ở Nhật không xuất phát  từ tình cảm gì đặc biệt mà là do phạm vi công việc.
- Sợ làm phiền đến người khác : Ví dụ ở ga tầu điện rất đông nhưng không ai chạm vào ai. Họ không thích ai động vào đồ đạc của mình mà không xin phép.



Kinh nghiệm khi giao tiếp với người Nhật
- Không nên nói dối, nói theo quan điểm nói thật nhưng không nói hết.
- Không nên lo lắng nếu ban đầu năng lực yếu, chỉ cần cố gắng thì sẽ được sếp ghi nhận .
- Lịch sự trong giao tiếp, biết rõ công việc mình cần phải làm. Khi làm việc, người Nhật sẽ  rất chu đáo và vô cùng thân thiện. Tuy nhiên, người Nhật luôn có những giới hạn về sự riêng tư và rạch ròi trong công việc.
-Tôn trọng văn hóa của người Nhật , nhập gia tuỳ tục.
- Luôn luôn thể hiện mình là người dưới các đối tác Nhật (cho dù họ cần mình hay mình cần họ), cần phải rất khiêm tốn khi làm việc với Người Nhật.
- Người Nhật ưa sự chính xác nên khi nói chuyện với họ không được nói đùa, không được dịch bừa mà phải cực kỳ chính xác và đúng sự thật.
Kinh nghiệm làm sao để nói tốt tiếng Nhật
- Chăm giao tiếp và thích giao tiếp. Nói tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi.
- Tư duy tiếng Việt trôi chảy, biết cách diễn đạt tiếng Việt trước khi chuyển sang tiếng Nhật.
- Tìm kiếm cơ hội luyện tập thường xuyên bằng cách để ý cách nói của người Nhật và học theo. Có cơ hội là lập tức nói lại (nhái lại) giọng của họ xem phản ứng của họ thế nào.
- Có 1 thú vui nào đó liên quan đến tiếng Nhật (đọc tạp chí, truyện tranh, bài hát…)
- Có động lực nâng cao năng lực tiếng Nhật (đi du học, đi công tác, kết hôn với người Nhật, nâng level để tăng lương v.v.)

Một số kinh nghiệm mà tư vấn du học samurai ho vọng qua bài viết này có thể giúp ích cho mọi người trong quá trình tìm kiếm việc làm thêm  tại Nhât.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc làm thêm tại Nhật

電話や面接でよくある質問(でんわやめんせるでよくあるしつもん – Những câu hỏi thường gặp khi điện thoại và phỏng vấn arubaito. Các bạn du học sinh khi đi phỏng vấn xin việc thường gặp một số câu hỏi dưới đây, các bạn tham khảo nhé.
1.
A:お名前は?—おなまえは?— Tên bạn là gì?
B: Tôi tên là Anh-私は Anhです hoặc わたしは Anhともうします。
2.
A:おいくつですか。Bạn bao nhiêu tuổi?
B: Tôi 21 tuổi-21さいです。
3.
A: 出身はどちらですか。—しゅっしんはどちらですかー Bạn sinh ra ở đâu?
B: Tôi đến từ Việt Nam-ベトナムからまいりました  or ベトナムからきました
4.
A:学生ですかーがくせいですかー Bạn là học sinh à?
B: Vâng,tôi là du học sinh—はい、わたしはりゅうがくせいです。
5.
A:学校はどちらですかーがっこはどちらですかー Trường học ở đâu vậy?
B: Trường học ở Nakanoku ạ−がっこはなかのくにあります。
6.
A: どの時間帯がご希望ですか / 勤務時間の希望はありますかーどのじかんたいがごきぼうですか / きんむじかんのきぼうはありますかーBạn muốn thời gian làm việc như thế nào?
B: Tôi muốn làm việc từ 14h-18h – ごご2じから6じまでしたいです
7.
A: ご自宅はどちらでかーごじたくはどちらですかー nhà bạn ở đâu. (最寄り駅はどこですかーもよりえきはどこですかー Ga gần nhất là ở đâu)
B: nhà tôi ở gần ga okubo−じたくはおおくぼえきのちかくにあります。
8.
A: 店までどうやって来ますかーみせまでどやってきますかーbạn đến cửa hàng bằng phương tiện gì?
B: Tôi đến của hàng bằng tàu điện—でんしゃできます。
những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc tại nhật
9.
A: 漢字は分かりますかーかんじはわかりますかー bạn có biết chữ kanji không?
B: Tôi có biết 1 chút (50 từ)—ちょっとわかります(50じぐらい)
10.
A: アルバイトの経験はありますかーアルバイトのけいけんはありますかー Bạn có kinh nghiệm làm thêm không
B: Tôi chưa từng làm—したことがありません
11.
A: なんのためにアルバイトをしますかー Bạn làm thêm để làm gì?
B: Tôi làm thêm nạp tiền học và sinh hoạt—がくひとせいかつひをだすために、アルバイトをします
12.
A: どうしてこの店で働きたいと思いましたかーどうしてこのみせではたらきたいとおもいましたか。— tại sao bạn muốn làm việc ở cửa hàng này?
B: Tại vì tôi muốn giao lưu học hỏi nhiều việc với mọi người—みなさんにいろいろなことをべんきょうしたり、こうりゅうしたりしたいですから。
13。
A: 一週間に何回(何時間)ぐらい入れますか。 /入りたいですかー 1 Tuần bạn có thể làm được khoảng mấy lần(mấy giờ đồng hồ)1 Tuần tôi có thể làm được 28h —いっしゅうかんに28じかんぐらいはいれます。何曜日に働けますかーなんようびにはたらけますかー Bạn có thể làm vào thứ mấy?
B: thứ mấy tôi cũng làm được−なんようびでもはたらけます。
14.
A: この仕事を長く続けられますかーこのしごとをながくつつ“けられますかー công việc này bạn có thể làm lâu dài không?
B: Tôi có thể −できます
15.
A: いつから出勤できますかーいつからしゅっきんできますかー bạn có thể đi làm từ khi nào.
B: nếu được tôi có thể đi làm ngay−よかったら、すぐしゅっきんできます。
16.
A: 何か質問はありますかーなにかしつもんはありますかー bạn có câu hỏi gì không?
B: vâng tôi có.tôi phải làm việc gì vậy ạ—はい。あります。どんなしごとをしなければなりませんか

Các câu hỏi tình huống khi xin việc làm thêm tại Nhật

電話や面接でよくある質問(でんわやめんせるでよくあるしつもん – Những câu hỏi thường gặp khi điện thoại và phỏng vấn arubaito. Các bạn du học sinh khi đi phỏng vấn xin việc thường gặp một số câu hỏi dưới đây, các bạn tham khảo nhé.
1.
A:お名前は?—おなまえは?— Tên bạn là gì?
B: Tôi tên là Anh-私は Anhです hoặc わたしは Anhともうします。
2.
A:おいくつですか。Bạn bao nhiêu tuổi?
B: Tôi 21 tuổi-21さいです。
3.
A: 出身はどちらですか。—しゅっしんはどちらですかー Bạn sinh ra ở đâu?
B: Tôi đến từ Việt Nam-ベトナムからまいりました  or ベトナムからきました
4.
A:学生ですかーがくせいですかー Bạn là học sinh à?
B: Vâng,tôi là du học sinh—はい、わたしはりゅうがくせいです。
5.
A:学校はどちらですかーがっこはどちらですかー Trường học ở đâu vậy?
B: Trường học ở Nakanoku ạ−がっこはなかのくにあります。
6.
A: どの時間帯がご希望ですか / 勤務時間の希望はありますかーどのじかんたいがごきぼうですか / きんむじかんのきぼうはありますかーBạn muốn thời gian làm việc như thế nào?
B: Tôi muốn làm việc từ 14h-18h – ごご2じから6じまでしたいです
7.
A: ご自宅はどちらでかーごじたくはどちらですかー nhà bạn ở đâu. (最寄り駅はどこですかーもよりえきはどこですかー Ga gần nhất là ở đâu)
B: nhà tôi ở gần ga okubo−じたくはおおくぼえきのちかくにあります。
8.
A: 店までどうやって来ますかーみせまでどやってきますかーbạn đến cửa hàng bằng phương tiện gì?
B: Tôi đến của hàng bằng tàu điện—でんしゃできます。
những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc tại nhật
9.
A: 漢字は分かりますかーかんじはわかりますかー bạn có biết chữ kanji không?
B: Tôi có biết 1 chút (50 từ)—ちょっとわかります(50じぐらい)
10.
A: アルバイトの経験はありますかーアルバイトのけいけんはありますかー Bạn có kinh nghiệm làm thêm không
B: Tôi chưa từng làm—したことがありません
11.
A: なんのためにアルバイトをしますかー Bạn làm thêm để làm gì?
B: Tôi làm thêm nạp tiền học và sinh hoạt—がくひとせいかつひをだすために、アルバイトをします
12.
A: どうしてこの店で働きたいと思いましたかーどうしてこのみせではたらきたいとおもいましたか。— tại sao bạn muốn làm việc ở cửa hàng này?
B: Tại vì tôi muốn giao lưu học hỏi nhiều việc với mọi người—みなさんにいろいろなことをべんきょうしたり、こうりゅうしたりしたいですから。
13。
A: 一週間に何回(何時間)ぐらい入れますか。 /入りたいですかー 1 Tuần bạn có thể làm được khoảng mấy lần(mấy giờ đồng hồ)1 Tuần tôi có thể làm được 28h —いっしゅうかんに28じかんぐらいはいれます。何曜日に働けますかーなんようびにはたらけますかー Bạn có thể làm vào thứ mấy?
B: thứ mấy tôi cũng làm được−なんようびでもはたらけます。
14.
A: この仕事を長く続けられますかーこのしごとをながくつつ“けられますかー công việc này bạn có thể làm lâu dài không?
B: Tôi có thể −できます
15.
A: いつから出勤できますかーいつからしゅっきんできますかー bạn có thể đi làm từ khi nào.
B: nếu được tôi có thể đi làm ngay−よかったら、すぐしゅっきんできます。
16.
A: 何か質問はありますかーなにかしつもんはありますかー bạn có câu hỏi gì không?
B: vâng tôi có.tôi phải làm việc gì vậy ạ—はい。あります。どんなしごとをしなければなりませんか

Kinh nghiệm lựa chọn thuê nhà tại Nhật Bản


Các thủ tục thuê nhà ở tại Nhật Bản đều được tiến hành thông qua nhà môi giới bất động sản (fudousan), nên khi có ý định đi tìm nhà trọ thì việc đầu tiên là tìm đến các quầy hàng của fudousan.
Bằng việc truy cập vào internet, bạn có thể chọn nhà theo từng khu vực mình muốn sinh sống, kèm theo các điều kiện về giá tiền, cấu trúc căn nhà, vị trí địa lý… Hơn nữa, trên trang web cũng thường cho biết số tiền reikin và shikikin để người xem có thể ước lượng tiền phải đặt đầu vào là bao nhiêu.


Một số điểm nên chú ý khi THUÊ NHÀ TẠI NHẬT (bản vẽ + thông tin đính kèm) như sau:
+ Nếu có nhu cầu dùng máy giặt riêng (nhất là đối với các bạn nữ) thì khi xem bản vẽ căn nhà cần xác định rõ có chỗ để máy giặt hay không. Chỗ để máy giặt có thể bố trí trong nhà hoặc ngoài ban công tùy theo loại nhà, ở chỗ đó trên bản vẽ thường được biểu thị bằng một hình vuông có gạch chéo, hoặc in chứ W (washing machine).
+ Nếu khi xem trên mạng mà bạn tìm được một căn phòng có giá rẻ hơn bình thường khá nhiều, thì nên xem kĩ điều kiện căn nhà đó xây từ năm bao nhiêu, chắc chắn có phòng tắm và nhà vệ sinh không (cái này hơi thừa nhưng ở Nhật có một số nhà cũ thì chỉ có nhà vệ sinh chứ không có phòng tắm… hoặc dùng nhà vệ sinh và phòng tắm chung).
Nhà vệ sinh ở Nhật cũng có hai loại là loại bệt (truyền thống của Nhật), và loại bồn (loại của phương Tây), khi xem bản vẽ bạn cũng nên chú ý vấn đề này.
Tất nhiên trước khi quyết định thuê nhà còn một bước đi xem nhà thực tế, nhưng nếu đã xem kĩ ở phần bản vẽ thì có thể tiết kiệm được thời gian đi xem thực tế những căn nhà ngay từ đầu đã không đáp ứng đủ điều kiện.
+ Nhà ở Nhật chia làm hai loại: washitsu và youshitsu, washitsu là kiểu nhà truyền thống của Nhật, sàn lát bằng tatami (một loại chiếu Nhật), cửa và vách tường được dán giấy; youshitsu là kiểu nhà phương Tây, sàn lát gỗ, nói chung là giống nhà bình thường ở Việt Nam.
Chọn washitsu hay youshitsu là tùy theo sở thích của mỗi người, tuy nhiên lưu ý đối với washitsu, mùa hè độ ẩm cao, nếu không thường xuyên lau chùi thì tatami dễ ẩm mốc, cửa và vách tường làm bằng giấy nên cách âm không cao, tất nhiên cách nhiệt cũng không tốt, mùa hè có thể mát nhưng mùa đông có thể rất lạnh.
Thêm một điều nữa, vì washitsu trải thảm tatami nên thường hợp với những bạn thích ngủ bằng futon (đệm trải thẳng xuống đất), còn những bạn thích ngủ trên giường thì có lẽ nên chọn youshitsu.
+ Về thông tin kèm theo bản vẽ căn nhà, một số nhà sẽ ghi rõ là đồng ý cho người nước ngoài thuê hay không (đây là ý kiến của chủ nhà, fudousan chỉ là người truyền tải). Nếu không tìm được thông tin này trên mạng, khi tìm được một căn nhà ưng ý, việc đầu tiên cần hỏi fudousan là chủ nhà có đồng ý cho người nước ngoài thuê hay không. Một số chủ nhà (thường là người già) không muốn cho người nước ngoài thuê vì sợ rắc rối xảy ra do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa… hoặc một số chủ nhà có định kiến sẵn với người nước ngoài…
+ Một điều chú ý nữa khi kí hợp đồng thuê nhà là vấn đề hoshounin – người bão lãnh. Trong hợp đồng thuê nhà có một điều khoản về người bảo lãnh, người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên đới về những thiệt hại chẳng may do người thuê gây ra. Nếu là người Nhật thì người bảo lãnh thường là bố mẹ hoặc người thân thích trong gia đình, còn đối với người nước ngoài thì vấn đề người bảo lãnh khá phức tạp hơn.
Trong trường hợp bạn là DU HỌC SINH NHẬT thì có thể liên hệ với trường đang học để nhờ phía trường làm người bảo lãnh (tùy từng trường mà có thể được chấp nhận hay không), nếu đồng ý được phía trường học làm người bảo lãnh thì bạn còn phải thương thuyết với phía fudousan xem chủ nhà có chấp nhận trường học làm người bảo lãnh hay không.
Trong trường hợp không thể tìm được người bảo lãnh thích hợp, hiện nay, các công ty fudousan có dịch vụ đứng ra nhận là người bảo lãnh cho người nước ngoài với giá tiền khoảng bằng 2 đến 3 tháng tiền nhà (giống như một dạng bảo hiểm).
Là người nước ngoài đi thuê nhà ở tại Nhật Bản sẽ gặp nhiều điều bất tiện và khó khăn hơn so với người Nhật. Tuy nhiên, nếu cố gắng (cộng một chút may mắn) bạn cũng sẽ tìm được căn nhà ưng ý và phù hợp với túi tiền của mình.

Nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

Tư vấn du học Nhật Bản Samurai đã giới thiệu tới các bạn hai bài viết về nghệ thuật ứng xử trong đời sống hàng ngày của những con người Nhật Bản. Hôm nay, chúng tôi giới thiệu với các bạn về nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp của người Nhật. Đây là những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết dành cho các bạn du học sinh, thực tập sinh đang học tập và làm việc tại đất nước xứ Phù Tang nha.
Có câu “Nhập gia tùy tục”, khi sang sinh sống và học tập tại 1 đất nước mới, bạn nên đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Nhật Bản là 1 đất nước có nên văn hóa rất đa dạng với những những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.
Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…
1.      Cúi chào
Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
 + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
Học cách giao tiếp của người Nhật
2.       Giao tiếp mắt:
Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
3.      Sự im lặng:
Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
4.      Gián tiếp và nhập nhằng:
Thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
5.      Gửi Danh thiếp
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý. Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.
NGUYÊN TẮC KHI GIAO TIẾP:
+ Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
+ “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
+ Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.
Giao tiếp là thiện cảm ban đầu để bắt đầu công việc hoặc làm quen, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi chuẩn bị sang Nhật Sống, học tập và làm việc tốt nhất mọi người tìm hiểu qua văn hóa giao tiếp của người Nhật. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho những ai chuẩn bị muốn sang Nhật sống, học tập và làm việc

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Du học Nhật Bản - Công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín

Du học Nhật Bản ngày nay được nhiều học sinh Việt Nam quan tâm bởi nền kinh tế, môi trường sống và chất lượng giáo dục của Nhật Bản đứng hàng đầu trên thế giới.
Du học Nhật Bản ngày nay được nhiều học sinh Việt Nam quan tâm bởi nền kinh tế, môi trường sống và chất lượng giáo dục của Nhật Bản đứng hàng đầu trên thế giới.
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản lại cho phép sinh viên được đi làm thêm từ 28 đến 35 tiếng/1 tuần với mức lương trung bình khoảng 800 yên/ 1 giờ nên hàng năm số lượng du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản là rất lớn (chỉ đứng sau Australia).
Theo số liệu thống kê của Cục nhập cư Nhật Bản thì số lượng du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản học tập năm 2010 là trên 2000 người và được chia đều cho 4 kỳ tuyển sinh là kỳ nhập học tháng 1, kỳ nhập học tháng 4, kỳ nhập học tháng 7, và kỳ nhập học tháng 10. Do đó, rất linh hoạt cho những ai có nguyện vọng du học Nhật Bản.
Tuy nhiên việc lựa chọn Công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín tại Việt Nam lại không hề dễ dàng chút nào, bởi có quá nhiều thông tin không thống nhất được đưa ra từ phía các công ty tư vấn này khiến cho học sinh hoang mang. Nhằm giúp cho học sinh có được thông tin bổ ích trước khi lựa chọn đăng ký tham gia chương trình du học Nhật Bản, chúng tôi xin giới thiệu website www.samurai.edu.vn.
trung tâm tư vấn du học nhật bản uy tín
Với phương trâm hoạt động “Uy tín – Tận Tâm – Trách nhiệm” trong những năm qua, Tư vấn du học Nhật bản đã tạo lên một tiếng vang to lớn trong lĩnh vực Tư vấn du học Nhật Bản và được du học sinh đánh giá là thương hiệu uy tín số 1 hiện nay.
Có rất nhiều lý do khiến các bạn học sinh chọn Tư vấn du học Nhật Bản như là địa chỉ uy tín tại Việt Nam khi muốn đăng ký Du học Nhật Bản như:
+ Được tư vấn chọn trường học phù hợp với khả năng tài chính và học lực. + Miễn phí dịch thuật hồ sơ
+ Miễn 100% các khoản phí dịch vụ
+ Học phí giá gốc, rẻ hơn ít nhất 10% so với các nhiều nơi khác.
+ Khả năng đậu Visa du học Nhật Bản đạt 100%
Đại diện  Công ty tư vấn du học Nhật Bản Samurai, “Nếu phụ huynh và học sinh thấy bất kì công ty tư vấn du học Nhật bản nào đó tại Việt Nam có tổng chi phí du học thấp hơn chúng tôi, chúng tôi cam kết giảm tiếp 10% chi phí cho bạn từ giá rẻ nhất đó!”

du học nhật bản

sữa bột cho trẻ

thời trang mode 365

spa hà nội trị mụn uy tín

du học nhật bản